[HOC DAN] HỌC ĐÀN GUITAR - Bài 5 - Hợp âm trưởng và thứ

Hoc dan - Sau khi quạt hợp âm bạn học bài trước, bây giờ hãy cố đánh các not một cách chậm rãi nào, bắt đầu bằng dây 6 và kết thúc ở dây 1. Sau đó gảy xuống riêng rẽ nhưng liên tục 3 dây 6, 3, 1 (vẫn bấm hợp âm G). 3 nốt này đều là nốt Sol (G), hòa vào nhau rất ngọt, mang lại một giải thích khoa học đơn giản về sự hài hòa giống nhau này: Mỗi nốt đó rung động với một tần số (đo bằng số chu kì trong 1 giây hay còn gọi là Hertz) chính xác gấp đôi nốt trước nó. Nốt G trầm trên dây 6 có tần số 98Hz, trong khi nốt G trung trên dây 3 có tần số 196Hz và nốt G cao ở dây 1 là 392Hz. Nếu bạn có dụng cụ lên dây đàn điện tử thì sẽ kiểm chứng được nguyên tắc này.

Những người chơi nhạc gọi nguyên tắc này là octaves (ốc-ta), một từ có nguồn gốc Latin có nghĩa là 8. Và 3 nốt G mà bạn vừa chơi cách nhau 8 "phím trắng" (từ G đến G) trên đàn piano. Tìm thử trong hợp âm G còn octave nào nữa nhé: Dây 5 và dây 2 đều là nốt B.


Octave A

Như chúng ta đã học, việc thêm nốt G ở dây 6 và B ở dây 5 làm cho hợp âm đầy đủ và dày hơn. Tuy nhiên thật ra việc thêm thắt này cũng không làm thay đổi nhưng nguyên tố chính của hợp âm G trưởng: nốt G, B và D (sol si re). 



Nhìn hình ta thấy là có 4 phím trắng lẫn đen tạo thành 4 "bước" nằm giữa nốt G(nốt gốc) và B, và 3 cho nốt B và D. Người ta gọi những "bước này" là các nửa cung, và khoảng cách gồm 4 "bước" là 1 "quãng 3 trưởng". Trong trường hợp này, nốt G gốc và B làm thành 1 quãng ba trưởng. Và vì hợp âm được gọi tên theo nốt gốc nên hợp âm này ta gọi là hợp âm G Mảo (Sol trưởng), hoặc đơn giản là G.

Ngược lại, hợp âm thứ có khoảng cách giữ 2 nốt đầu tiên là một "Quãng ba thứ" gồm 3 "nửa cung". Quãng 3 thứ tạo ra âm thanh du dương nhẹ nhàng hơn. Hợp âm thứ đơn giản nhất với guitar là hợp âm Mi thứ (E minor - Em) với nhiều dây buông

Nốt bass hay nốt gốc (E) là ở dây buông 6. Và 3 nốt chính (G, B và E) được tạo thành từ 3 dây buông 3, 2, 1. Chúng ta thêm thắt vào với nốt B bấm ở ngăn 2 dây 5 và nốt E ngăn 2 dây 4, bấm bằng ngón 2 và 3. Nhớ bấm theo 1 góc vuông so với cần đàn và đừng để chạm và các dây liền kề. Khi bạn đã bấm tốt, thử đánh xem nào và thưởng thức thành quả mình tạo nên. 

Cung và nửa cung

Nửa ung là đơn vị cách âm nhỏ nhất trong âm nhạc phương Tây. 2 phím piano kế nhau (bất kể đen trắng) tạo nên 1 "nửa cung". Trên cần đàn guitar, 2 ngăn kế nhau cách nhau nửa cung. Và độ cao nốt tăng dần theo việc di chuyển nốt bấm dần về phía thùng đàn. 

Một octave gồm 12 lần "nửa cung", được xác định là một vòng lặp của các nốt được đặt tên theo 7 chữ cái đầu của bản chữ cái (A, B, C, D, E, F, G) kết hợp với thăng (#) và giáng (b). Thăng là tăng lên nửa cung và giáng là giảm xuống nửa cung. Bb cũng có thể là A#, C# cũng có thể là Db.....

Sưu tầm

Hoc pianoHoc guitarHoc organHoc dan,Hoc nhac